Hiển thị các bài đăng có nhãn Castrol bp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Castrol bp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Dầu tách khuôn, dầu chống gỉ HIMAX, Phụ Gia ngành nhựa



CHỐNG DÍNH KHUÔN (TÁCH KHUÔN) B-11
•      Hoạt chất chính dựa trên nền Silicone đặc biệt
•      Khoảng nhiệt độ hoạt động lên đến 150oC
•      Không ảnh hưởng đến các công đoạn phụ như in ấn, sơn phủ sau khi đúc ép sản phẩm.
•      Himax có sẵn 4 mã chống dính B-11 có độ nhớt và hàm lượng dầu từ cao nhất đến thấp nhất để khách hàng dể lựa chọn cho phù hợp với sản phẩm mình cần sản xuất:
B-11F: Hàm lượng dầu cao nhất, độ nhớt cao nhất, dùng cho các sản phẩm khó tách khuôn nhất.
  • B-11E: Loại tiêu chuẩn (standard)
  • B-11A: Dầu thấp hơn B-11E, thích hợp cho các sản phẩm cần in ấn, sơn phủ tốt nhất
  • B-11C: Hàm lượng dầu và độ nhớt thấp nhất, không để lại vết dầu trên bề mặt sản phẩm,.
Himax B-11 là một dạng Silicone lỏng biến tính màu vàng rơm nhạt bán trong suốt có tính nhớt. Nói chung việc in ấn, sơn phủ sản phẩm khi dùng các chất tách khuôn bằng Silicone truyền thống được xem là khó khăn, nhưng sẽ không hề gì nếu dùng Himax B-11. Các chất tách khuôn bằng Silicone truyền thống cho khã năng tách khuôn tuyệt hảo, nhưng lại gây khó khăn cho việc in ấn, sơn phủ. Himax B-11 là tác nhân tách khuôn dạng dầu nên vượt qua được thách thức này.
Áp dụng:
Dùng cho việc gia công nhựa nhiệt dẻo, nhựa nhiệt rắn và Elastomers.
- Qui cách: Bình xịt 450ml/bình
- Đóng gói: 24 bình/thùng carton
CHẤT LÀM SẠCH K-11
•      Giúp tẩy sạch các lớp dầu chống rỉ sét
•      K-11 giúp tẩy sạch các vết dầu mỡ trên các bộ phận máy móc, khuôn ép, công cụ, dụng cụ, v.v…
K-11 là dung môi làm sạch không màu có tính xuyên thấm mạnh giúp loại bỏ dể dàng dầu mỡ, sáp, keo dính, v.v…
ÁP DỤNG:
Dùng để vệ sinh khuôn mẫu, các bộ phận máy móc hoặc công cụ, v.v…
- Qui cách: Bình xịt 450ml/bình
- Đóng gói: 24 bình/thùng carton

CHỐNG RỈ SÉT DẠNG SÁP HB-7
  • Màng phim bảo vệ dạng sáp có 2 màu lựa chọn: không màu hoặc màu xanh.
  • Kháng muối và hơi nước
  • Màng phim bảo vệ cứng chắc ở nhiệt độ thường, trở nên mềm dẻo hay chảy nhảo ở nhiệt độ trên 50oC.
  • Dể dàng loại bỏ lớp phim bảo vệ HB-7 khi gia nhiệt khuôn.
  • Giúp thao tác nhanh và dể dàng.
  • Được nạp khí đẩy thân thiện với môi trường.
Himax HB-7 dạng sáp là tác nhân chống ăn mòn, chống rỉ sét mới cải tiến, giúp bảo vệ bề mặt của tất cả các loại kim lọai. Cấu thành từ các thành phần chống ăn mòn tiên tiến, được nạp khí thân thiện với môi trường trở thành dạng Aerosol trong bình xịt giúp mọi người thao tác thuận tiện.
Khi xịt lên bề mặt kim lọai, nó tạo thành lớp màng film cứng chắc màu bán trong suốt, bảo vệ kim lọai chống lại các tác nhân oxy hóa ngay cả muối hoặc hơi nước. Hơn nửa, có thể dể dàng lau chùi sạch HB-7 trên khuôn sau khi gia nhiệt khuôn đến 50oC. Như vậy HB-7 giúp người vận hành thao tác nhanh chóng và dể dàng.
Áp dụng:
•      Để bảo vệ bề mặt kim lọai định kỳ, xịt lên bề mặt kim lọai ở khỏan cách 20-30cm. Để bảo vệ kim lọai lâu hơn, nên xịt 1 lớp film dày hơn.
•      HB-7 phù hợp cho tất cả các kim lọai và không gây ảnh hưởng đến tính chất của Polymers.
 - Qui cách: Bình xịt 450ml/bình
 - Đóng gói: 24 bình/thùng carton

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Dầu động cơ Castrol Tection Medium Duty

Chi tiết sản phẩm:      


Bảo vệ động cơ có hồi lưu khí xả hoặc tua-bô tăng áp.
Castrol Tection Medium Duty là dầu động cơ diesel được thiết kế để bảo đảm tính năng vận hành tin cậy và bảo vệ tốt cho động cơ xe tải, xe buýt, xe tải nhẹ, các thiết bị cơ giới có bộ hồi lưu khí xả hoặc tăng áp.

Động cơ có bộ hồi lưu khí xả (Exhaust Gas Recirculation-EGR) làm phát sinh nhiều muội than hơn trong dầu nhờn, có thể làm tắc lọc dầu và dẫn đến hư hỏng động cơ. Castrol Tection Medium Duty có tính năng phân tán tuyệt vời bảo đảm phân tán muội than và ngăn ngừa hư hỏng máy.

Tection Medium Duty
Phương pháp thử
Đơnvị
SAE15W-40
SAE20W-50
C
ASTM1298
Kg/l
0,884
0,890
Điểmchớpcháycốchở
ASTMD92
C
228
242
C
ASTMD445
cSt
108
183
C
ASTMD445
cSt
14,6
20,4
Chỉsốđộnhớt
ASTMD2270
-
139
131
Điểmrótchảy
ASTMD97
C
-42
-36
Độkiềmtổng(TBN)
ASTMD2896
mgKOH/g
8,42
8,42
Độtrosun-phát
ASTMD874
%tl
1,05
1,25


CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DẦU KHÍ VIỆT HÀ
Hà Nội: P.808,Tòa Nhà 57 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bắc Ninh: Số 55, Dãy 3C, Trung Tâm Thương Mại Thị Trấn Lim, Tiên Du, Bắc Ninh.
Điện thoại: 04.8587 6085                      Fax: 04.3200 8896
Di động: 090 627 1138/ 096 627 1138. Mr Lộc.

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Phân loại cấp độ nhớt API


API - Đây là chuẩn đo cấp độ nhớt phù hợp với các dòng động cơ của Viện Nghiên Cứu Dầu Hỏa Hoa Kỳ. Ký hiệu thường gặp trên bình nhớt là API SJ, API SG, API SL, ...

Khá ngạc nhiên là hầu như hiếm có người tiêu dùng nào quan tâm đến những chỉ số này, họ chỉ cần mang xe ra tiệm kêu "thay nhớt". hoặc "thay nhớt tốt nhé!" và phó mặc cho người thợ. Một số ít khách hàng cẩn thận hơn vào các tiệm phụ tùng tìm mua nhớt Caltex, Castrol, Shell, ... mà quên đi lựa loại nào có cấp nhớt phù hợp với xe của mình. Phần dưới đây xin hướng dẫn cụ thể cách phân loại cấp nhớt theo API dành cho động cơ xăng, động cơ xe máy.

- SA: dùng cho động cơ xăng sản xuất trước năm 1930
Hiện tại đã ngưng sản xuất.

- SB: dùng cho động cơ xăng sản xuất trước năm 1963, các xe thuộc đời này hầu hết đã không còn xuất hiện trên đường phố Việt Nam.
Hiện tại đã ngưng sản xuất.

-SC, SD: dùng cho động cơ xăng sản xuất từ năm 1964 - 1971, một số loại xe thuộc giai đoạn này có Cub 50, Honda 67,...
Hiện tại đã ngưng sản xuất.

- SE:
dùng cho động cơ xăng sản xuất từ 1971 - 1979, đại đa số các công ty dầu nhớt có tiếng đều đã bỏ cấp độ nhớt này, một số ít công ty nội địa gia công vẫn cung cấp cho thị trường trong nước vì giá thành rẻ.
Hiện tại đã ngưng sản xuất.

- SF: dùng cho động cơ xăng sản xuất trước năm 1988, thích hợp cho các loại xe đời cũ hiện vẫn còn lưu hành như Honda 67, Cub các đời, Chaly, Dream, ... Hiệu năng thấp nên không phù hợp với các dòng xe hiện tại.
Cấp nhớt này vẫn được số ít công ty sản xuất vì tính kinh tế, gồm có Castrol Activ, Vistra 100, ...
Hiện tại đã có khuyến cáo ngưng sản xuất.

- SG: dùng cho động cơ xăng sản xuất trước năm 1996, đây là loại cấp độ thông dụng cho các các xe đang phổ biến trên thị trường: Wave, Su, Yamaha, Future các đời, ... Yêu cầu hiệu năng vừa đủ, xe không đi đường xa, không tải nặng.
Hiện tại vẫn được sản xuất.

- SJ:
dùng cho động cơ xăng sản xuất trước năm 2001, cấp nhớt này hiệu năng cao, thích hợp với các dòng xe đang phổ biến, máy bốc, tốc độ cao, sẽ rất tốt cho động cơ nếu đi xa.
Hầu hết các xe hiện nay kể cả xe tay ga đều sử dụng phù hợp, là lựa chọn được mọi chuyên gia dầu nhớt khuyên dùng: Castrol Power 1, Havoline Super 4T, Vistra 300, ...
Hiện tại vẫn được sản xuất.

- SL:
dùng cho động cơ xăng sản xuất trước năm 2004, xe đời mới, cấp này tại thị trường Việt Nam thường được ngầm hiểu là dùng cho xe tay ga, nhưng nó cũng thích hợp với dòng xe số đời mới.
Hiện tại vẫn được sản xuất.

- SM:
cấp cao nhất của bảng phân loại API, thích hợp tất cả các loại xe đời mới, hiện đại, xe số phân khối lớn, xe tay ga, xe hơi. Nhớt có tính chống oxi hóa cao, bảo vệ động cơ không bị ăn mòn và làm mát máy. Havoline có loại này, bình đen nắp đỏ.
Hiện tại vẫn được sản xuất.

Ý nghĩa các chỉ số dầu nhớt


Nhiều người thường thắc mắc các chỉ số như SAE 20W-40 rồi  API SF, SG…. được in trên chai nhớt, trên lốc máy, trên cây thăm nhớt… có ý nghĩa gì?
API (chữ viết tắt của American Petroleum Institute) đây là hiệp dầu khí Hoa Kỳ. Cấp chất lượng của API cho động cơ chạy xăng là SA, SB, SC, SE, SF, SG, … cho đến cấp chất lượng SM (đụng nóc)
(hiện tại chỉ có mỗi dầu nhớt dành cho xe hơi mới có cấp chất lượng đụng nóc này (trong đó Castrol Magnatec với cấp chất lượng API SM hiện đang được phân phối rộng rãi bởi WASHPRO. Vietnam ). Còn các dầu nhớt thông dụng cho xe máy thường là SF và SG.
API cho động cơ diesel ký hiệu là CA, CB, CC, CD, …
Người ta vẫn thường gọi chỉ số này là Phẩm chất nhớt hay Cấp nhớt, cấp nhớt càng cao thì phụ gia càng nhiều và cao cấp, đáp ứng các yêu cầu khắc nghiệt của các chi tiết máy xe đời mới. (xem thêm: Nguyên lý bôi trơn)
JASO (chữ viết tắt của Japanese Automotive Standards Organization) đây là tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ôtô của Nhật Bản. Có nhiều tiêu chuẩn của JASO, tuy nhiên đối với loại xe 4 thì là JASO MA, còn xe 2 thì là JASO FC.
SAE (chữ viết tắt của Society of Automotive Engineers) dịch là hiệp hội kỹ sư tự động hóa, để dễ hiểu thì các công ty dầu nhớt gắn liền với tiếng Việt cho dễ nhớ là “Độ nhớt”. Độ nhớt phân ra làm 2 loại: đơn cấp và đa cấp.
* Đơn cấp
(thường chỉ có ký hiệu SAE 40, SAE 50 (vd Shell Advance 4T SAE 40) độ nhớt giảm nhanh theo nhiệt độ dầu. Ở môi trường Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng loại dầu này. Tuy nhiên, khi máy còn nguội, dầu sẽ hơi đặc và không được bơm tốt lên các chi tiết máy, khả năng giải nhiệt của loại dầu đơn cấp cũng rất kém.
Loại dầu này thường được dùng cho các loại động cơ 2 kỳ, máy cắt cỏ, máy nông nghiệp, công nghiệp… hay để người sử dụng pha vào các phụ gia đặc biệt.
* Đa cấp
(ký hiệu SAE 20w-40, SAE 15w-40): độ nhớt của dầu theo nhiệt độ ổn định hơn so với dầu đơn cấp. Hơn nữa, độ loãng của dầu vẫn đảm bảo dù nhiệt độ thấp, do đó việc bơm dầu bôi trơn khi máy “nguội” sẽ tốt hơn…
Độ nhớt đóng vai trò quan trọng trong tính chất của một loại dầu động cơ. Nếu đánh giá theo độ nhớt của SAE, dầu có chữ “W” là loại đa cấp, dùng trong tất cả các mùa. Hệ thống phân loại của SAE khá phức tạp, nó liên quan tới nhiều khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, có thể chỉ ra những yếu tố chính. Đối với dầu đa cấp, sau chữ SAE là tiền tố như 5W, 10W hay 15W, 20W.
Những số đứng trước chữ “W” (còn gọi là thông số đầu) dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà loại dầu động cơ đó có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Để xác định nhiệt độ khởi động theo ký tự này, bạn chỉ cần lấy 30 trừ đi các số đó nhưng theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W sẽ khởi động tốt ở -20ºC, dầu 15W khởi động tốt ở -15ºC.
Các loại dầu động cơ ở các nước hàn đới thường là loại 5W, 10W, 15W nhưng đa số các sản phẩm ở Việt Nam chỉ là loại 10W, 15W hay 20W. Mặc dù không có ý nghĩa quan trọng khi khởi động vì thời tiết ở Việt Nam thường không quá lạnh, nhưng để đạt được các yêu cầu khởi động lạnh, các nhà sản xuất phải thêm vào các chất phụ gia nên dầu có số càng nhỏ thì càng đắt. Loại 10W, 15W và 20W có mức giá trung bình nên được các hãng dầu nhờn nhập về hoặc sản xuất ở Việt Nam.
Đứng sau chữ “W” ở loại dầu đa cấp có thể là chữ 40, 50 hoặc 60.  Thông thường, số càng to thì độ nhớt càng lớn và ngược lại.
Đây là ký hiệu độ nhớt tương đương khi ở nhiệt độ làm việc. Ví dụ với nhớt 10W40, khi ở nhiệt độ thường thì khá loãng, tương đương dầu Sae 10, nhưng ở mặt tiếp xúc các chi tiết máycó  nhiệt độ cao, thì nhớt sẽ kéo màng với độ nhớt tương đương dầu Sae 40.

Độ nhớt và chỉ số độ nhớt khác nhau như thế nào ?


ĐỘ NHỚT VÀ CHỈ SỐ NHỚT KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
Độ nhớt của hầu hết dầu nhớt gốc khoáng chỉ khoảng 95 trong khi của Top-1 khoảng 140. Có phải dầu nhớt Top-1 có độ nhớt tốt hơn, hay nói cách khác là “đậm đặc hơn?
ĐỘ NHỚT (Viscosity)
Độ nhớt là thước đo sự kháng lại dung dịch thay đổi dưới tác dụng của ứng suất phân cắt. Nó thường được hiểu như là “sự đậm đặc", hay sự kháng lại dòng chảy. Vì vậy, nước "loãng" vì có độ nhớt thấp hơn, trong khi dầu thực vật lại "đậm đặc" vì có độ nhớt cao hơn.
CHỈ SỐ NHỚT (Viscosity Index)
Chỉ số nhớt là thuật ngữø dùng trong công nghiệp dầu hỏa. Nó là chỉ số biểu thị chất lượng của dầu bôi trơn, là thước đo sự thay đổi độ nhớt theo nhiệt độ. Độ nhớt của dung dịch giảm khi nhiệt độ tăng lên. Độ nhớt của dầu bôi trơn có liên quan mật thiết đến khả năng giảm sự ma sát của nó.  Dầu nhớt cho xe gắn máy, xe hơi, xe tải và máy diesel phải giảm sự ma sát giữa các bộ phận động cơ khi máy được khởi động trong thời tiết lạnh (khoảng 10oC) cũng như khi máy đang chạy (lên đến 200oC). Loại dầu tốt nhất (như TOP-1 với chỉ số nhớt cao nhất) sẽ không thay đổi độ nhớt nhiều trong khoảng nhiệt độ đó, vì vậy sẽ thực hiện chức năng bôi trơn tốt hơn trong suốt quá trình hoạt động.
Chất phụ gia cải thiện chỉ số nhớt và dầu căn bản có chất lượng cao hơn đang được sử dụng rộng rãi ngày nay. Loại dầu này có chỉ số nhớt trên 100. Chỉ số nhớt của dầu tổng hợp trong khoảng từ 80 đến trên 400 tùy theo ứng dụng (loại động cơ).
Dầu Top-1 không bị xuống cấp hay bị loãng ở nhiệt độ cao, và ngược lại sẽ không bị đặc lại khi ở -10oC.  Khi xem bảng đặc tính dầu nhớt, hãy nhớ luôn luôn xem chỉ số nhớt bởi vì nếu chỉ số nhớt cao như nhớt TOP-1 thì điều đó có nghĩa là dầu sẽ không bị xuống cấp ở nhiệt độ cao và sẽ không quá đặc ở nhiệt độ thấp khi thực hiện chức năng bôi trơn.
TOP-1 rất quan tâm về mặt chất lượng bởi vì TOP-1 sử dụng dầu căn bản chất lượng cao SYNGEN 2000 (với chỉ số nhớt đương nhiên cao) và do sự quan tâm đặc biệt này, TOP-1 cũng dùng các chất phụ gia chất lượng cao, nên TOP 1 OIL PRODUCTS COMPANY đã được công nhận là công ty dầu nhớt chất lượng cao giúp tăng tuổi thọ động cơ.
Khi khách hàng sử dụng dầu nhớt TOP-1, họ sẽ kéo dài thêm tuổi thọ của động cơ. Chắc chắn như vậy!
1. Tại sao dầu nhớt gốc khoáng (mineral lubricants) thường thay sau khi chạy khoảng 1,000 - 2,000 km trong khi dầu nhớt tổng hợp TOP-1 (synthetic lubricants) được sử dụng đến 4,000 - 6,000 km?
Đúng, dầu khoáng có thời gian thay dầu rất ngắn trong khi dầu tổng hợp TOP-1 có thời gian thay dầu dài hơn. Ưu điểm chính của dầu tổng hợp so với dầu khoáng là khả năng ổn định tốt hơn của nó trong điều kiện nhiệt độ cao. Cách chủ yếu để xác định điều này là sự oxid-hóa (độ đậm đặc của dầu). Dầu tổng hợp TOP-1 tạo tính ổn định oxid-hóa tốt hơn, nghĩa là ngăn sự xuống cấp của dầu và kéo dài thời gian sử dụng của dầu. Dầu khoáng thông thường được pha chế trên cơ sở giá rẻ và chất lượng thấp. Vì lý do đó, dầu khoáng không ổn định và sẽ bị phân ly do nhiệt và oxid-hóa sau 1,000 - 2,000 km.
2. Sự khác biệt giữa dầu tổng hợp TOP-1 và dầu tổng hợp của các công ty khác là gì?
Sự khác biệt tùy thuộc vào nhà sản xuất cũng như nguồn nguyên liệu (dầu căn bản và gói phụ gia). Hầu hết các đối phương cạnh tranh đều pha chế dầu tại châu Á nên chúng tôi nghĩ rằng các nguyên liệu thô của họ khác hơn và vì vậy chất lượng kém hơn nguyên liệu thô của chúng tôi. Sản phẩm của TOP-1 có nguồn cung cấp nguyên liệu nhất quán (không thay đổi) từ California-USA. Sự nhất quán trong nguyên liệu là điều quan trọng trong công thức pha chế sản phẩm.
Do các Tiêu chuẩn Kiểm tra Chất lượng rất cao của chúng tôi, dầu tổng hợp TOP-1 đã đạt được hai mục tiêu quan trọng:
a) Dầu xe gắn máy tốc độ nhanh nhất tại cuộc đua BONNEVILLE RACEWAY tháng 9/2008, “TOP-1 ACK ATTACK” đã chạy đạt tốc độ 580 km/giờ.
b) Sức bền (thời gian sử dụng dài của dầu) đã được chứng minh trong cuộc đua DAKAR RALLY năm 2004, 2005 và 2006.
3. Dầu tổng hợp TOP-1 # 10782 và # 10787 có màu tím và mùi thơm. Mùi thơm có hại đối với môi trường không, và sử dụng mùi thơm với mục đích gì?
Mùi thơm và màu tím của dầu nhằm mục đích dễ nhận ra để khách hàng biết là họ đang có được sản phẩm cao cấp và độc nhất. Màu và mùi thơm độc nhất cũng giúp ngăn ngừa việc làm giả. Vì thành phần mùi và màu được sử dụng với một lượng rất nhỏ nên tuyệt đối không có ảnh hưởng nguy hại gì đến môi trường.
4. Đặc điểm của dầu tổng hợp là gì?
  • Thời gian sử dụng dài hơn.
  • Tính ổn định độ nhớt và khoảng thay đổi độ nhớt được cải thiện.
  • Giảm sự ma sát và hao mòn (nhất là giảm hao mòn bạc séc-măng, ống lót xy-lanh, trục cam và bạc lót).
  • Động cơ hoạt động sạch hơn.
  • Kinh tế hơn về nhiên liệu (tiết kiệm chi phí).
Có phải SAE 20W-50 có độ nhớt cao hơn SAE 10W-40, và vì vậy nên giá của SAE 20W-50 cao hơn? Có phải SAE 20W-50 tốt hơn SAE 10W-40?
Đối với vùng có nhiệt độ xuống đến 8oC như miền Bắc Việt Nam, cấp độ SAE nào thích hợp hơn?
Dầu nhớt 20W50 là sản phẩm có độ nhớt cao hơn so với 10W40 chứ không có nghĩa là sẽ đắt tiền hơn hay rẻ tiền hơn. Phần nguyên liệu được sử dụng để tạo thành dầu nhớt đó, tức là dầu căn bản, và các chất phụ gia, mới là yếu tố tạo ra giá thành.
Cả hai loại dầu của TOP 1 10W40 và 20W50 đều thực hiện bôi trơn tốt đối với điều kiện nhiệt độ ở miền Bắc Việt Nam không có vấn đề gì. Về mùa hè có thể sử dụng nhớt 20W50 và 10W40, nhưng về mùa đông nên thay dầu và dùng 10W40, 10W30 hoặc dầu tổng hợp hoàn toàn 5W50.
Các động cơ ngày nay được chế tạo nhỏ hơn và đồng thời các động cơ nhỏ này lại phải mạnh hơn. Khi các động cơ nhỏ hơn, chúng đòi hỏi các loại dầu có mức độ nhớt nhẹ hơn - như 10W40 và 10W30 - để dầu có thể len vào các ngõ ngách nhỏ giữa các bộ phận máy. Trong vòng 20 năm trở lại đây, có khuynh hướng sử dụng loại dầu nhớt 10W40 để thực hiện bôi trơn trong các động cơ mới này.

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

Turbo tăng áp và hồi lưu khí thải


Tìm hiểu về turbo tăng áp 

Hiện nay, việc tăng công suất, momen xoắn cho ô tô không còn xa lạ với nhiều người , nhưng để động cơ vẫn nhỏ gọn, tiết kiệm nhiên liệu và giảm bớt khí thải thì turbo tăng áp (turbocharger) được sử dụng mang lại nhiều hiệu quả và ưu điểm rõ rệt. 


 Nguyên lý hoạt động của turbo tăng áp

Tuy nhiên, turbo tăng áp thường được sử dụng trên động cơ diezen mà ít được dùng trên động cơ xăng do cơ chế hoạt động cũng như tỉ số nén của nhiên liệu xăng dễ gây ra hiện tượng cháy kích nổ.




Trên thực tế, mọi người thường nhầm turbo tăng áp (turbocharger) với bộ siêu nạp (supercharger), Turbocharger chỉ là một dạng của Supercharger-dạng sử dụng dòng khí xả để tăng áp dòng nạp. Những dạng khác của Supercharger không làm việc như vậy, nó thường được dẫn động bằng trục khuỷu của động cơ thông qua một bộ truyền đai với puly.


Bộ siêu nạp (supercharger)
Ở bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến nguyên lý hoạt động của turbo tăng áp (turbocharger) kiểu cánh gió. Turbo tăng áp có khả năng nén khí và tăng áp lực dòng khí nạp, được dẫn động nhờ áp suất dòng khí xả. Do vậy, turbo được gắn ngay trước ống xả của xe.




Khi xe chạy tải nhẹ với số vòng tua thấp, ECU điều khiển mô tơ bước xoay cánh điều chỉnh của turbo, làm mở một phần cánh làm giảm sự cản trở của khí thải, tránh tạo lên sự nạp không cần thiết. 
Trường hợp khi xe chạy tải nhỏ, số vòng tua máy thấp, cánh điều chỉnh của turbo hé mở một phần cho gió qua. Gió lùa qua các cánh điều chỉnh bên ngoài tới các cánh của bánh turbo phía trong, làm quay cánh turbo.


Khi xe tải thấp
Khi người lái cần tăng tốc, đạp ga các cánh bướm ga mở, các cánh di động ở turbo sẽ mở hoàn toàn, khí thải sẽ di chuyển tự do vào trong cánh điều chỉnh của turbo, khi đó tốc độ động cơ và công suất tăng. Trong hình là các cánh điều chỉnh của turbo hé mở hoàn toàn khi động cơ hoạt động ở tốc độ cao.


Khi xe tăng tốc
Trường hợp khi xe chạy ở tốc độ cao, cánh điều chỉnh của turbo mở hoàn toàn cho luồng khí qua. Khí thải lùa qua các cánh điều chỉnh bên ngoài tới các cánh của bánh turbo phía trong, làm quay cánh turbo với tốc độ cao.


Khi xe ở tốc độ cao
Thông thường turbo làm việc trong vùng nhiệt độ rất cao. Do vậy để sử dụng xe ( và turbo nói riêng) an toàn, hiệu quả, người sử dụng nên tuân thủ đúng quy định bảo dưỡng bảo trì cũng như khuyến cáo của nhà sản xuất.

Cụm nhồi turbo

Theo ý kiến của nhiều lãnh đạo ngành ô tô, hệ thống tăng áp turbo, được biết đến chủ yếu với chức năng “tăng lực” cho xe, chính là giải pháp hữu hiệu để cắt giảm khí thải CO2.

Hệ thống tăng áp (turbo) đã đi qua một chặng đường dài kể từ thập niên 80
“Turbo không chỉ còn dành cho những chiếc xe đua,” theo ông Ulrich Hackenberg, giám đốc phát triển sản phẩm của Volkswagen, khẳng định.
“Nó đem đến giải pháp thu gọn kích thước mới,” ông nói tới việc các nhà sản xuất ô tô  chuyển sang dùng những động cơ nhỏ hơn, tiết kiệm nhiên liệu hơn và xả ít khí thải hơn, trong khi vẫn đảm bảo công suất, mô-men xoắn cao hơn và cho cảm giác lái thú vị hơn.
Ông Ian Robertson, giám đốc bán hàng và marketing của tập đoàn BMW, cũng nhất trí với ý kiến trên.
“Thông thường chúng tôi tăng cả công suất động cơ lẫn khả năng tăng tốc của xe, đồng thời cải thiện hiệu quả tiêu thụ nhiên liệu và giảm nồng độ khí thải CO2. Turbo có vai trò quan trọng để đạt được điều đó,” ông nói.
Nhanh hơn, ít khí thải hơn


Tỷ lệ xe sử dụng hệ thống tăng áp turbo trên thế giới theo tính toán của Global Insight trong năm 2008 và dự kiến năm 2020
Trên toàn thế giới, theo các nhà phân tích của công ty nghiên cứu thị trường Global Insight, hiện chỉ có khoảng 1/4 ô tô sử dụng hệ thống tăng áp, nhưng đến năm 2020, gần 3/4 số ô tô trên thị trường sẽ dùng hệ thống tăng áp.
Trung tâm của quá trình phát triển này là những nhu cầu đầy mâu thuẫn của người lái xe, theo ông Alex Ismail, CEO của Honeywell Transportation, một trong những nhà sản xuất turbo hàng đầu thế giới.
“Mọi người muốn có xe nhỏ hơn và động cơ nhỏ hơn, nhưng lại không chuẩn bị tinh thần hy sinh công suất và tính năng vận hành,” ông giải thích. Giải pháp duy nhất cho những nhu cầu đầy mâu thuẫn này,  theo ông Ismail, là động cơ nhỏ với hệ thống tăng áp.
“Với hệ thống tăng áp, các nhà sản xuất ô tô có thể giải quyết được bài toán lắp động cơ nhỏ hơn cho xe, nhưng vẫn không phải giảm tính năng vận hành.”
Trong thập kỷ tới, chủ yếu nhờ sự phát triển của hệ thống tăng áp, dung tích động cơ trung bình ở Mỹ sẽ giảm từ 3.6L xuống 2.9L, theo Global Insight.
Tại Trung Quốc và châu Âu, các thị trường có dung tích động cơ trung bình hiện nay là 1.8L, sẽ giảm xuống lần lượt còn 1.6L và 1.4L.
Như vậy, các hệ thống tăng áp là câu trả lời nhanh nhất cho tình trạng ấm lên của trái đất, với chi phí tính trên mỗi xe thấp hơn bất kỳ công nghệ nào khác, theo ông Ismail.
“Nó có thể giúp ngành công nghiệp ô tô giảm 35-39% lượng khí thải chỉ với chi phí 1.600 USD/xe,” ông nói.
Cải tiến công nghệ

Tại Mỹ, nơi động cơ dung tích lớn, động cơ V8, vẫn phổ biển, chỉ có 5% số ô tô sử dụng hệ thống tăng áp turbo, ông Ismail cho biết.
Nhưng theo dự đoán của Global Insight, đến năm 2020, dự kiến 85% ô tô tại Mỹ sẽ dùng hệ thống tăng áp.
Tại Trung Quốc, tỷ lệ này dự kiến đạt 60% vào năm 2020, so với mức 13% hiện nay.
Tốc độ phổ biến của động cơ tăng áp ở châu Âu cũng sẽ rất nhanh, mặc dù hiện tại các nhà sản xuất châu Âu đã đi đầu.
Dù chỉ có vài mẫu xe có gắn chữ ‘Turbo’ trong suốt thập niên 80 của thế kỷ trước, nhưng hơn 50% số xe sản xuất tại châu Âu được trang bị hệ thống tăng áp. Tỷ lệ này dự kiến tăng lên 85% trong thập kỷ tới.
“Turbo đã có nhiều thay đổi kể từ thập niên 80. Tôi nhớ rằng hồi đó, dễ dàng nhận thấy “độ trễ” của turbo, tức là khoảng thời gian từ khi đạp ga cho tới lúc động cơ bắt đầu tăng tốc. “Độ trễ” này tạo cảm giác như xe dừng lại một chút trước khi tăng tốc.
Nhưng với các hệ thống tăng áp twin-scroll turbo hiện nay, và triple-scroll turbo, bạn thậm chí không cảm nhận được sự tồn tại của turbo.


Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Mỡ chịu nhiệt BP-Energrease HTG 2


Mỡ chịu nhiệt BP-Energrease HTG 2

Chi tiết sản phẩm: 

Mỡ chịu nhiệt BP-Energrease HTG 2

BP Energrease HTG 2
Mỡ chịu nhiệt độ cao

 

    BP Energrease HTG 2 là mỡ gốc polime đất sét, có độ bền cơ học cao, chống rung, chống rỉ sét, chịu cực áp và chịu nhiệt cao.
    BP Energrease HTG 2 được khuyến cáo sử dụng cho xích tải lò sấy, ổ trục của các goòng trong các lò nung, con trượt, ống dẫn hướng và cho các ổ trượt hoạt động ở nhiệt độ lên đến 2000C trong các ngành công nghiệp thép, xi măng, gạch ngói, gốm sứ và hóa chất.
    Ở nhiệt độ và vận tốc thấp hơn, tuổi thọ của mỡ được kéo dài hơn. Ở nhiệt độ trên 1800C cần tra mỡ thường xuyên hơn và khi sử dụng cần thiết lập thời hạn thay mỡ thích hợp nhất đối với từng loại thiết bị và điều kiện làm việc.

Lợi ích ca sn phm:
• Tính chịu nhit cao.
• Tính chịu áp sut cao.
• Không bị nước ra trôi.
• Chống ăn mòn.
• Bền cơ học.
• Chống rung.

 

 Energrease HTG 2
 Phương pháp thử
 Đơn vị
 Trị số tiêu biểu
 Chất làm đặc


 Sét/polime
 Phân loại NLGI


 2
 Kết cấu


 Mềm
 Màu sắc


 Nâu nhạt
 Điểm chảy giọt
 ASTM D566
 0C
 Không chảy
 Độ xuyên kim
 (60 lần giã ở 250C)
 ASTM D217
 0,1 mm
 275
Mọi chi tiết xin liên hệ:
      Vu Xuan Loc 
    Sale Representative
 PETROVIETHA TRADING CORPORATION
Add: Atp.808, 57 Vu Trong Phung Building, Thanh Xuan Dist, Ha Noi, Viet Nam.
Tel: (+84-4) 8587 6085         Fax: (+84-4) 32000 8896
Mobile : 090.627.1138 Email locvx@pvtc.com.vn
Copyright © Vũ Xuân Lộc 090 627 1138/ 096 627 1138

Tu van dau nhot | Dau nhot 365 | Dau nhot castrol | Dau thuy luc | Dau thuy luc cong nghiep | Dau banh rang | Dau may nen khi | Dau tua bin | Mo cong nghiep | Dau tong hop |